Inox là một loại vật liệu không còn gì quá xa lạ, inox được ứng dụng rất nhiều trong đời sống từ các đồ vật sử dụng trong đời sống đến các lĩnh vực nông nghiệp yêu cầu cao về chất lượng. Do thành phần cấu tạo inox rất đặc biệt nên đặc tính của inox cũng mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng. Hãy cùng Mạnh Tiến Phát xem inox là hợp chất của gì, gồm những kim loại nào trong bài viết này nhé.
Tìm hiểu về thành phần cấu tạo inox, phân loại và ứng dụng
Inox có màu sắc sáng bóng, nổi tiếng về đặc điểm chống ăn mòn từ môi trường rất tốt nên rất được rất nhiều người yêu thích sử dụng. Tại sao inox lại có những ưu điểm vượt trội này mà các vật liệu khác, thành phần cấu tạo inox có gì đặc biệt, nó có nguồn gốc từ đâu và có bao nhiêu loại inox trên thị trường?
1/ Inox là gì?
Inox là một loại hợp kim của sắt, crom, niken và một số kim loại khác hay inox còn được gọi là thép không gỉ. Vì được hình thành từ nhiều kim loại khác nhau nên inox thừa hưởng được nhiều tính chất cơ học khác nhau của kim loại như ít bị ăn mòn, ít biển đổi màu sắc, có độ cứng cao, chịu lực rất tốt, nhiệt độ nóng chảy cao đặc biệt khả năng chống gỉ sét, ăn mòn của inox thuộc loại cao nhất và tốt nhất với giá tiền bỏ ra để sở hữu nó.
2/ Inox có nguồn gốc từ đâu?
Inox xuất hiện đầu tiên vào năm 1913 bởi sự sáng chế của chuyên gia người Anh tên Harry Brearley. Với mong muốn tạo ra một loại thép đặc biệt với ít bị mài mòn và tác động bởi môi trường thời tiết khắc nghiệt, ông đã nghiên cứu giảm lượng carbon và tăng lượng crom tương đương 0.24% C và 12.8% Cr.
Sau nghiên cứu thành công của Harry Brearley, hãng thép Krupp của Đức là tiếp tục nghiên cứu và cải tiến loại thép do Harry Brearley tạo ra bằng cách bổ sung thêm nguyên tố Niken để inox tăng khả năng chống ăn mòn cao hơn và dẻo dai hơn thuận tiện trong quá trình thi công. Kết quả cuối cùng là hai loại inox mã 300 và 400 trước chiến tranh thế giới thứ hai.

Khi kết thúc chiến tranh, W. H Hatfield là chuyên gia người Anh tiếp tục nghiên cứu và phát triển những ý tưởng dựa vào inox 300 và 400. Ông một lần nữa thay đổi cấu trúc inox bằng cách tăng Niken lên 8% và Crom lên 18% và đặt tên cho dòng inox mới là inox 18/8 theo tỷ lệ của Ni và Cr.
Thép không gỉ đã cho ra đời hàng trăm mác thép trong suốt 100 năm nghiên cứu và phát triển từ khi ra đời dòng inox đầu tiên vào năm 1913. Ngày nay, inox được là một vật liệu nổi tiếng trong ngành luyện kim, là một dạng hợp chất kim loại sắt chứa ít nhất 10.5% crom với ưu điểm khó ăn mòn beebf mặt hơn các kim loại khác. Nhà sản xuất còn phủ một lớp bên ngoài để tăng độ bền cho sản phẩm.
3/ Thành phần cấu tạo inox gồm những gì?
Thành phần cấu tạo inox bao gồm các kim loại sắt, carbon, crom, niken, mangan, molypden và các thành phần khác như Si, Cu, N, Nb, S,… Các nguyên tố này có vai trò như thế nào trong thành phần cấu tạo inox?
Sắt (Fe)
Inox là hợp kim của sắt, thế nên sắt là nguyên tố chính trong thành phần cấu tạo nên inox, chiếm tỷ lệ rất lớn trong bảng thành phần. Sắt là kim loại phổ biến nhất chiếm gần 95% khối lượng kim loại được sản xuất ra trên toàn thế giới. Kim loại sắt chịu lực tốt, độ cứng, độ dẻo dai cao mà ít kim loại nào thay thế được.
Carbon (C)
Carbon là một thành phần cấu tạo inox không thể thiếu quyết định khả năng chống ăn mòn của inox. Hàm lượng của Carbon trong inox khá thấp thường ít hơn 1,2% nhưng khi kết hợp với Crom sẽ tạo ra một lớp trơ – Đây chính là yếu tố giúp inox không phản ứng được với các chất hóa học khác. Nếu tỷ lệ Crom dưới 10.5% thì lớp trơ này sẽ không hình thành.
Crom (Cr)
Nguyên tố Crom là một thành phần không thể thiếu trong bất kỳ loại inox nào và tùy theo loại inox sẽ có tỷ lệ Crom khác nhau nhưng tối thiểu nhất phải là 10,5%. Crom là một kim loại phản ứng cao, có tính khử mạnh hơn sắt, nên khi inox tiếp xúc với môi trường không khí và nước sẽ không bị ăn mòn điện hóa. Do crom đã bị oxi hóa thay cho sắt, tạo một lớp bảo vệ bề mặt ngăn chặn sự khuếch tán oxy hóa bề mặt và sắt có trong inox. Đối với những loại thép thông thường không chứa Crom sẽ dễ bị oxy hóa hơn vì không có tấm bảo vệ bên ngoài. Chính vì thế, hàm lượng Crom càng cao trong thành phần cấu tạo inox thì mức độ chống ăn mòn, gỉ sét càng mạnh hơn.

Niken (Ni)
Niken là nguyên tố trong thành phần cấu tạo inox giúp inox có độ dẻo dai cao hơn và độ bền tốt hơn ngay cả ở nhiệt độ hỗn hợp làm nguội. Inox không có từ tính hoặc là từ tính thấp là do tỷ lệ Niken trong bảng thành phần quyết định vì Niken không có tính chất từ tính. Ngoài ra, Niken còn hỗ trợ ngăn chặn sự tấn công của các loại axit có tính ăn mòn cao như Axit Sunfuric (H2SO4).
Mangan (Mn)
Mangan là nguyên tố thay thế Niken để hạ giá thành inox mà vẫn duy trì cấu trúc vi mô Austenit. Mangan khi phản ứng với lưu huỳnh trong thành phần cấu tạo inox sẽ tạo thành sunfua mangan, ngăn cản sự hình thành sunfua đen gây ảnh hưởng đến màu sắc inox và giảm độ giòn của lưu huỳnh, tăng độ dẻo dai cho inox, giúp việc gia công inox trở nên dễ dàng hơn.
Molypden (Mo)
Molypden là một chất phụ gia để duy trì độ dẻo dai cho inox khi sử dụng ở nhiệt độ cao từ 400-500 độ C. Khi ở nhiệt độ này, độ dẻo dai vốn có của inox bị giảm đi đáng kể hay còn gọi là biến dạng nhiệt độ. Khi thêm Molpyden vào sẽ khắc phục được tình trạng này đồng thời tăng khả năng chống ăn mòn rỗ của inox.
Nitơ (Ni)
Nitơ là kim loại giúp tăng khả năng chống ăn mòn giữa các hạt. Nó phản ứng với Crom hơn carbon nên có thể tăng lượng Nitơ để cải thiện độ bền cho inox. Hơn nữa, khi hợp kim hóa Nitơ với Molypden sẽ càng tăng khả năng chống ăn mòn rổ của inox.
Titanium (Ti)
Kim loại này được thêm vào trong inox 316 để tăng mức độ chống ăn mòn của inox lên một mức cao hơn. Giảm bớt sự hình thành kết tủa khi crom phản ứng với carbon ở nhiệt độ cao vì titanium phản ứng với carbon thay vì crom.
Niobium (Nb)
Niobium giống với Titanium là một chất ổn định trong thành phần cấu tạo inox. Niobium đảm bảo độ bền mối hàn khi gia công, tạo hình các sản phẩm làm từ inox.
Silic (Si)
Silic là chất khử oxy trong quá trình sản xuất inox. Chỉ cần một lượng nhỏ Silic trong thành phần cấu tạo inox đã cải thiện được độ bền của inox. Không nên dùng lượng lớn Silic vì rất dễ làm làm biến dạng inox khi ở nhiệt độ cao.
Photpho (P)
Photpho tồn tại dưới dạng chất cặn trong quá trình sản xuất inox. Cũng như silic không nên sử dụng lượng cao vì dễ làm inox biến dạng so với ban đầu.
Lưu huỳnh (S)
Lưu huỳnh được sử dụng với liều lượng hợp lý trong thành phần cấu tạo inox sẽ cải thiện rất nhiều khả năng gia công của inox. Nhưng nếu thêm quá nhiều lưu huỳnh sẽ ảnh hưởng đến khả năng hàn của inox khi gia công sản phẩm.
4/ Các nhóm inox chính
4.1/ Inox Austenitic
Đây có lẽ là nhóm inox phổ biến nhất với thành phần cấu tạo inox chứa ít nhất 7% Niken, 16% Crom và tối đa 0.08% Carbon. Chính vì thế mà nhóm Inox Austenitic có khả năng chống ăn mòn cao và không có từ tính.
Sản phẩm inox thuộc nhóm này có tính mềm, dẻo, dễ uốn, dễ tạo hình, dễ hàn nối rất thích hợp sản xuất đồ gia dụng, các loại bình chứa hóa chất, công trình xây dựng, đóng tàu,… Một số loại inox nằm trong nhóm inox Austenitic có thể kể đến SUS 301, 304, 304L, 316, 316L, 321, 310s,…
4.2/ Inox Ferritic
Nhóm inox Ferritic có hàm lượng carbon thấp nên có tính chất cơ học gần giống với thép mềm. Hàm lượng crom trong thành phần cấu tạo inox nhóm Ferritic sẽ dao động từ 12 – 17%, thấp nhất là 12% cho các loại inox dùng trong lĩnh vực kiến trúc, cao nhất 17% cho các đồ dùng gia dụng, vật dụng trong nhà. Inox SUS 430, 410, 409,… là những loại inox nằm trong nhóm Ferritic.

4.3/ Inox Martensitic
Nhóm inox Martensitic được dùng chủ yếu cho các sản phẩm yêu cầu độ cứng, độ bền cao, khả năng chống mài mòn vượt trội hơn những dòng inox khác. Lượng crom trong thành phần cấu tạo inox Martensitic chiếm khoảng 11% đến 18%, carbon và niken chiếm 1,2% và một số thành phần khác như mangan, molypden,…
Lượng carbon giúp inox Martensitic có cấu trúc mạnh mẽ nhưng khả năng chống oxy hóa lại kém hơn do ít lượng Niken. Inox Martensitic thường được dùng để chế tạo cánh tuabin, làm lưỡi dao,…
4.4/ Inox Austenitic – Ferritic (inox Duplex)
Thành phần cấu tạo inox Austenitic – Ferritic là 0,02% carbon, 0 đến 4% molypden, 1 đến 7% niken và 21 đến 26% crom. Nhóm inox này có đặc tính chống ăn mòn cao nhờ có hàm lượng crom vượt trội. Inox Austenitic – Ferritic sử dụng tốt để làm bình áp lực, bình phản ứng, bộ trao đổi nhiệt độ hay dùng cho các nhà máy khử muối, làm thiết bị cho ngành công nghiệp giấy và nhà máy nhiên liệu sinh học.
5/ Những ưu điểm vượt trội của thép inox
Inox có tính thẩm mỹ cao
Inox không chỉ có các sản phẩm sáng màu, bóng loáng mà còn được sản xuất bề mặt xỉn màu, có chải và khắc. Inox có thể in nổi hoặc nhuộm màu tạo nên vẻ độc đáo và tính thẩm mỹ cao cho vật dụng được làm bằng inox.
Tính cơ học mạnh mẽ
Inox có tính chất cơ học mạnh hơn các vật liệu khác. Inox có độ dẻo dai, độ đàn hồi, độ cứng nên kỹ thuật gia công, tạo hình khó như dập sâu, uốn phẳng, đùn,… đều được thực hiện một cách dễ dàng. Đồng thời inox còn có cả khả năng chống oxy hóa, mài mòn rất tốt, bất chấp mọi điều kiện môi trường. Inox hoạt động cơ học tốt ở môi trường nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao.

Chống cháy tốt
Nhiệt độ tới hạn của inox trên 800 độ C, nên được sử dụng nhiều trong xây dựng nhà máy chống cháy và khi cháy không thải ra khí độc ảnh hưởng đến sức khỏe. Có thể nói, inox là vật liệu có khả năng chống cháy tốt nhất trong tất cả các vật liệu làm bằng kim loại.
Khả năng chống ăn mòn vượt trội
Hàm lượng Crom trong thành phần cấu tạo inox luôn chiếm ít nhất 10,5% nên việc hình thành bề mặt bảo vệ chống lại sự ăn mòn của môi trường nước và không khí là tốt nhất. Nếu bề mặt inox bị trầy xước, nó có thể tự phục hồi, đây là một tính chất đặc biệt mà ít loại vật liệu nào có.
Vệ sinh dễ dàng
Inox rất dễ vệ sinh, chùi rửa vì các sản phẩm tẩy rửa thông thường không làm ảnh hưởng hay hư hại đến bề mặt inox. Inox rất được ưa chuộng để làm đồ dùng nhà bếp nhờ ưu điểm dễ lau chùi và không ảnh hưởng chất lượng bởi chất tẩy rửa.
Có thể tái chế
Inox là một loại vật liệu thân thiện với môi trường vì có thể tái chế vô hạn. Inox có tính trơ, nên tỷ lệ thu hồi của inox gần như là 100%. Do đó, inox được ứng dụng cho các công trình thường xuyên chịu thời tiết bất lợi như mái nhà, đường ông sinh hoạt.
Các loại thép inox trên thị trường
Inox là vật dụng được sử dụng phổ biến nên việc đa dạng chủng loại của inox cũng góp phần giúp inox có thêm điểm cộng trong mắt người tiêu dùng. Inox được phân loại theo thành phần cấu tạo của inox và hình dạng inox để phù hợp với nhu cầu đa dạng của người sử dụng.
1/ Phân loại theo thành phần cấu tạo inox
1.1/ Inox 316
Inox 316 thuộc nhóm Austenitic có khả năng chống ăn mòn cực kỳ cao khi tiếp xúc thường xuyên với nước biển hay các dung dịch có chứa muối. Thành phần cấu tạo inox 316 có chứa nhiều crom tử 16-18%, 10 – 14% niken, 2 – 3% molypden và khoảng 0,08% cacbon. Nguyên tố Molypden giúp inox 316 chống lại sự ăn mòn của axit mạnh như axit sunfuric, axit cloric,… nên sử dụng tốt cho các nhà máy hóa chất, máy lọc dầu, thiết bị hàng hải,…
1.2/ Inox 304
Inox 304 cũng là một loại inox thuộc nhóm Austenitic, có tối thiểu 18% crom và 8% niken, kết hợp với tối đa 0,08% cacbon. Đây là một là một loại inox được sử dụng phổ biến vì giá cả phải chăng mà thành phần cấu tạo inox cũng tạo nên một hợp chất có khả năng chống ăn mòn tuyệt vời dù tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau. Inox 304 còn được gọi là thép không gỉ 18/8 vì thành phần cấu tạo inox có 18% Crom và 8% Niken. Inox 304 thường được dùng làm thiết bị nhà bếp, đường ống, độ trang trí,….

1.3/ Inox 201
Vào những năm 1950 do tình trạng thiếu Niken trên toàn thế giới cũng như giải quyết tình trạng giá Niken tăng mạnh. Nên một loại inox có thành phần cấu tạo inox thay thế Mangan và Nitơ cho một phần Niken được tạo ra đó chính là inox 201. Việc thay thế này giúp giá inox 201 thấp hơn các loại inox khác nhưng về đặc tính cơ học thì không có khác biệt quá lớn. Tuy nhiên vì lượng Niken thấp hơn nên khả năng chống ăn mòn của inox 201 có phần kém hơn các loại inox khác.
1.4/ Inox 403
Inox 403 là một hợp kim mactenxit 12% Cr cùng lượng lớn Mangan và cho phép hàm lượng Nitơ cao hơn mức có thể nên đặc biệt khả năng chống ăn mòn gấp đôi những loại inox khác trên thị trường. Inox 403 có thể làm cứng bằng cách xử lý nhiệt, cải thiện độ dẻo ở nhiệt độ cao. Do đó mà inox 403 được ứng dụng làm van công nghiệp, là thành phần làm tên lửa, dụng cụ y tế…
2/ Phân loại theo hình dạng inox
2.1/ Inox tấm
Inox tấm là một loại inox dạng tấm phẳng, được cán mỏng từ các dải thép nguyên liệu với nhiều dài, chiều rộng và độ dày xác định. Các ứng dụng của inox tấm trong các ngành công nghiệp như ngành chế biến thực phẩm, sản xuất rượu bia, ngành dệt nhuộm, ngành xây dựng, công nghiệp hóa chất,… hay các bộ phận kim loại, bu lông, ốc vít có tiếp xúc với nước muối…
2.2/ Inox hộp
Inox hộp được gia công theo dạng theo dạng hình hộp với nhiều kích thước khác nhau. Hai loại hộp inox phổ biến là inox hộp vuông và inox hộp chữ nhật. Độ bóng bề mặt theo các dạng No.1, No.2D, No.2B, No.3, No.4, BA, HL, Dul với đặc tính khác nhau tùy theo nhu cầu sử dụng của người dùng. Inox hộp được dùng nhiều để làm đồ nội thất, cổng, hàng rào, làm khung xe máy, ô tô, khung nhà tiền chế,…
2.3/ Thanh V inox
Thanh V inox có 2 cạnh tạo với nhau một góc như hình chữ V. Có 2 dạng thanh V inox phổ biến là vê đúc inox và vê dập inox. Thanh V inox đúc có thành phần cấu tạo inox như inox 304 và inox 201, đúc trực tiếp từ nhà máy nên góc cạnh thẳng nhọn. Thanh V dập inox được dập từ các tấm inox, hoặc cắt ra từ cuộn inox nên không được thẳng nhọn như thanh V inox đúc.
2.4/ Cây inox đặc
Cây inox đặc rất đa dạng về hình dáng như dạng tròn, vuông, lục giác… với kích thước từ 3.0mm đến 250mm. Trong thành phần cấu tạo inox đặc có Niken và Crom ngăn chặn tốt sự oxy hóa trọng không khí và có độ cứng cao, chịu lực tốt nên được ứng dụng phổ biến làm lục chính thiết bị máy móc trong ngành công nghiệp nặng. Mỗi loại cây inox đặc có đặc tính và hình dạng khác nhau như cây đặc vuông, cây đặc tròn, cây đặc dẹt, cây đặc lục giác, cây inox đặc gai, cây inox đặc hình thang. Mặt cắt tiết diện sẽ có hình dạng giống như tên gọi để phù hợp với nhu cầu sử dụng của người sử dụng.
2.5/ Inox ống
Inox ống có dạng hình tròn rỗng ruột, thuôn dài. Có hơn 10 loại inox ống trên thị trường, inox ống loại 1 có độ bền cao, chống ăn mòn tốt vì được sản xuất theo công nghệ tiêu chuẩn Châu Âu, Mỹ, Nhật,…. Với những loại inox ống loại 2 có thể sẽ có những sai lệch về độ dày, độ bóng, đường kính, khả năng chống ăn mòn và độ cứng. Đôi khi inox ống loại 2 có thể bị nhiễm từ hoặc không bị nhiễm từ trong cùng một lô hàng nhưng điều này không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.

Thành phần cấu tạo inox ống có tỷ lệ khác nhau tạo thành các loại inox ống 304, 403, 316, 430…để ứng dụng đa dạng vào đời sống như bàn inox, cột cờ, cổng điện inox,…
2.6/ Inox cuộn
Inox cuộn được gia công theo dạng cuộn, gồm cuộn inox 304/304L sản xuất theo phương pháp cán nóng hoặc cán nguội với tỷ lệ thành phần cấu tạo inox khác nhau. Inox cuộn được sử dụng phổ biến trong công nghiệp và sản xuất dân dụng như làm đồ nội thất, ngoại thất, sản xuất đồ gia dụng, gia công cơ khí, đóng tàu,…
2.7/ Inox màu
Inox màu có thành phần cấu tạo inox giống như những loại inox khác nhưng được gia công tạo màu theo công nghệ mạ chân không PVD hiện đại để đưa ra thị trường nhiều loại inox đa dạng màu sắc như vàng, đen, đồng, hồng,… rất thích hợp để làm đồ vật trang trí trong nhà như lan can, cầu thang, đèn trang trí,…
Nhờ công nghệ sơn màu mới, hiện đại mà inox màu không dễ bong tróc, bay màu hay bạc màu khi sử dụng thời gian dài. Inox màu có hai loại là inox màu trơn và inox hoa văn đa dạng phù hợp với nhu cầu sử dụng của người dùng cho những lĩnh vực khác nhau hay trang trí nhà cửa, công trình.
Thép inox được ứng dụng vào những lĩnh vực nào trong đời sống
1/ Ô tô và vận tải
Inox được ứng dụng vào lĩnh vực ô tô, vận tải từ những năm 1930. Chúng được sử dụng để làm các loại phụ tùng ô tô như đồ trang trí, hệ thống xả khí,… Với công nghệ phát triển hiện nay, inox còn được dùng để làm khung ô tô và các thành phần kết cấu khác.
Bên cạnh đó, inox còn dùng làm thùng container, tàu chở dầu hay các loại thùng xe vận tải khác nhờ khả năng chống ăn mòn tốt, không bị ảnh hưởng bởi hóa chất. Sử dụng inox cũng ít phải bảo trì, tiết kiệm chi phí làm sạch và sửa chữa trong quá trình sử dụng.
2/ Kỹ thuật y khoa
Y khoa là một lĩnh vực yêu cầu độ sạch sẽ cao và vô trùng nên việc yêu cầu sử dụng một loại vật liệu dễ làm sạch, không bị ăn mòn gây ra các vi khuẩn có hại là thật sự cần thiết. Vì thế, inox được sử dụng nhiều trong sản xuất các thiết bị y tế, dụng cụ phẫu thuật, bàn mổ, máy khử trùng,…Không chỉ có vậy, inox loại tốt còn dùng làm hông nhân tạo, khớp thay thế hay một số thiết bị như ghim, thanh nẹp xương,…

3/ Xây dựng thương mại
Nhờ khả năng chống chịu tốt, độ cứng cao và thích ứng linh hoạt nên inox đã trở thành một vật liệu quan trọng trong xây dựng thương mại. Inox thường được dùng làm tay vịn, nội thất trên mặt bàn, hay dùng để ốp bên ngoài những tòa nhà thường xuyên chịu tác động mạnh. Inox có tính dễ hàn, chịu được mọi kỹ thuật hàn mà không ảnh hưởng đến chất lượng, dễ bảo trì và tính thẩm mỹ cao nên rất được ưa chuộng trong lĩnh vực xây dựng thương mại.
4/ Cấu tạo máy bay
Inox được ứng dụng làm khung máy bay, và càng hạ cánh nhờ độ cứng, chịu được trọng lực tốt và khả năng chịu được sự biến đổi nhiệt độ liên tục. Động cơ phản lực cũng là một vật dụng được ứng dụng nhiều từ inox vì ngăn ngừa được sử ri sét.
5/ Thực phẩm và ngành công nghiệp ăn uống
Inox được sử dụng làm phụ kiện nhà bếp, dụng cụ nấu ăn, dao kéo, bồn rửa chén,… trong ngành thực phẩm và công nghiệp vì màu sắc sáng đẹp và khả năng chống gỉ sét cực cao. Inox không làm ảnh hưởng đến mùi vị, không sản sinh vi khuẩn trong quá trình sử dụng nên rất an toàn với sức khỏe người sử dụng.
6/ Ngành van công nghiệp
Hệ thống thoát nước, dẫn khí đốt, hóa dầu, hóa chất là những ứng dụng của inox trong ngành van công nghiệp. Inox giúp chống ăn mòn, chống rò rỉ, đa dạng về kích thước, mẫu mã đáp ứng được các ứng dụng khác nhau trong ngành van công nghiệp.
Xưởng sản xuất, phân phối hộp chữ nhật inox chất lượng + giá gốc tại xưởng + luôn có hàng sẵn số lượng lớn + giao hàng nhanh chóng -> Gọi ngay hotline, nhắn tin zalo hoặc yêu cầu báo giá, chúng tôi sẽ gọi lại ngay!!!
Mua thép inox giá rẻ, chất lượng tại TPHCM
Vì sao nên chọn mua thép inox tại Mạnh Tiến Phát

Inox là một loại vật liệu được sử dụng phổ biến và rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên khi mua inox cần chú ý đến chất lượng sản phẩm cũng như đơn vị cung cấp để sở hữu inox chất lượng. Mạnh Tiến Phát là đơn vị chuyên cung cấp các loại inox đa dạng kích thước, màu sắc, mác thép. hoạt động gần 20 năm trong lĩnh vực sản xuất, phân phối inox nên chúng tôi đã khẳng định thương hiệu trong lòng người sử dụng.
Mạnh Tiến Phát áp dụng quy trình công nghệ sản xuất hiện đại, đạt chuẩn ISO 9001:2015, phân chia đúng tỷ lệ thành phần cấu tạo inox các loại để cho ra thị trường inox chất lượng nhất, đáp ứng đúng đặc tính riêng biệt của mỗi loại sản phẩm. Đặc biệt inox luôn có độ cứng cao, chống ăn mòn tốt, không gỉ sét, màu sắc bắt mắt sáng bóng, kích thước đa dạng, thoải mái cho khách hàng lựa chọn.
Nhân viên tư vấn nhiệt tình, cung cấp đủ hóa đơn, giấy bảo hành để bảo vệ quyền lợi khách hàng. Hệ thống xe giao hàng hùng hậu, có đầy đủ các loại phương tiện vận chuyển, hỗ trợ giao hàng tận nơi hoàn toàn miễn phí.
Nếu bạn đang có nhu cầu mua inox chất lượng, độ bền cao, ít sai số kỹ thuật, thì ngay bây giờ hãy liên hệ hotline 0936.600.600 – 0902.505.234 để được nhân viên của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất và báo giá sớm nhất.